Hotline: 028 6257 1699
SMS: 028 6257 1699 Zalo: 028 6257 1699
  • giavietpharma@gmail.com
  • Hotline: 028 6257 1699 - 0903726203

Dấu hiệu trên da cảnh báo thiếu vitamin B12

Da nhợt nhạt, khô, ngứa, kèm tăng sắc tố ở khuỷu tay hay đầu gối là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin B12.

Vitamin B12 cần thiết cho sản xuất hồng cầu, duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh và tổng hợp DNA. Dấu hiệu phổ biến và sớm do thiếu vitamin B12 là mệt mỏi và suy nhược. Dưới đây là dấu hiệu cảnh báo da thiếu loại vitamin này.

Da nhợt nhạt

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến da nhợt nhạt hoặc vàng da. Nguyên nhân do các tế bào hồng cầu được tạo ra không đủ vitamin B12 khiến chúng bị phân hủy sớm và giảm số lượng. Tình trạng này khiến da có màu nhợt nhạt hoặc hơi vàng, hay còn gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Loét miệng

Người có mức vitamin B12 thấp có thể bị viêm lưỡi với các dấu hiệu nhận biết như lưỡi bị sưng, đỏ và sáng bóng. Vết loét ở lưỡi, miệng, nướu hoặc vết loét do nhiệt miệng có thể phát triển, gây khó chịu và đau khi ăn hoặc nói.

Ngứa

Người thiếu vitamin B12 thường có cảm giác tê và ngứa ran, nhất là ở bàn tay và bàn chân. Nguyên nhân do lượng vitamin B12 không đủ đã làm hỏng vỏ myelin bao quanh dây thần kinh, khiến các dây này không thể truyền tín hiệu đúng cách.

 

Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến da khô, ngứa. Ảnh: Thanh Hy

Da khô, nhăn nheo

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của da bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ sản xuất collagen và duy trì độ ẩm tự nhiên của da. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến da khô, bong tróc và lão hóa sớm, hình thành nếp nhăn.

Tăng sắc tố

Thiếu vitamin B12 cũng có thể dẫn đến tăng sắc tố, thường ảnh hưởng đến khuỷu tay, đầu gối và đốt ngón tay.

Nghiên cứu năm 2022 của Trường Đại học Michigan, Mỹ, cho thấy tăng sắc tố da và niêm mạc là biểu hiện thường gặp khi thiếu vitamin B12. Hầu hết trường hợp đều xuất hiện cùng với các dấu hiệu toàn thân như kém hấp thu, thiếu máu, giảm toàn thể huyết cầu và các vấn đề tâm thần kinh. Thời gian hồi phục sau điều trị kéo dài 6-12 tuần.

Cơ thể người không thể tự sản xuất vitamin B12 nên cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Nhóm vitamin này thường được coi là an toàn vì tan trong nước và lượng dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu.

Tuy nhiên, bổ sung liều cao có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy nhẹ, nổi mẩn da và ngứa. Do đó, người xuất hiện các triệu chứng trên hoặc được chẩn đoán thiếu vitamin B12 nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B như cá, thịt, sữa, trứng, ngũ cốc tăng cường, khoai tây và các loại rau củ giàu tinh bột.

Nguồn: VnExpress

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT

Tin tức liên quan